Hala Media Hướng Dẫn Cách Tự Thiết Kế Website
Bạn không biết cách làm thế nào để tự thiết kế một trang web? Bạn không rành những thứ như mã hóa và HTML? Và ý tưởng tạo ra một trang web mới có vẻ như là phức tạp và khó khăn đối với bạn? Tuy nhiên, may mắn thay, mọi chuyện đều có thể giải quyết được.
Dưới đây là bảy bước cơ bản để giúp bạn xây dựng một trang web!
1. Xác định mục tiêu
Điều đầu tiên bạn nên làm khi thiết kế một trang web là xác định mục tiêu cho trang web của mình. Bạn cần phải biết những thứ mà bạn muốn trang web mình đạt được.
Để xác định mục tiêu cho trang web, bạn nên bắt đầu bằng cách trả lời một số câu hỏi cơ bản như sau:
- Các chức năng chính của trang web là gì?
- Bạn đang cố gắng tiếp cận những đối tượng nào với trang web của mình?
- Bạn muốn trang web mang lại điều gì cho doanh nghiệp của bạn?
Sau khi đưa ra một số câu trả lời đơn giản cho những câu hỏi đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách tổ chức và sắp xếp trang web của mình sao cho phù hợp với khả năng đạt được mục tiêu.
Có thể bạn đang hướng đến một trang web có nhiều nội dung nhằm mục đích giúp người dùng làm quen với doanh nghiệp của bạn. Hoặc có thể bạn muốn có một trang web thương mại điện tử nơi mọi người có thể mua sản phẩm của bạn trực tuyến. Bạn thậm chí có thể muốn tạo ra một trang web lớn hơn nhằm đáp ứng được cả hai điều này.
2. Chọn CMS (hoặc sử dụng HTML)
Khi bạn biết mục tiêu của mình cho trang web là gì, đã đến lúc tìm ra cách để tạo ra nó. Hầu hết những người mới bắt đầu xây dựng trang web đều thường sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS), một loại nền tảng giúp bạn xây dựng trang web một cách dễ dàng.
Một số nền tảng CMS phổ biến bao gồm:
- WordPress
- Wix
- Weebly
- WooCommerce
- Và hơn thế nữa!
Việc sử dụng bất kỳ nền tảng nào trong số này sẽ cho phép bạn xây dựng một trang web theo nguyên lý “những gì bạn thấy là những gì bạn nhận được” (WYSIWYG - What You See Is What You Get) thay vì phải thực hiện bất kỳ công việc mã hóa (code web) nào. Điều đó có nghĩa là bạn có thể tự thiết kế trang web của mình một cách trực quan.
Tuy nhiên, nếu bạn đã có kiến thức sâu rộng về lập trình web bằng HTML, thì bạn có thể tự xây dựng trang web từ đầu thay vì sử dụng CMS. Sử dụng HTML thì khó hơn nhiều nhưng nó cũng mang lại cho bạn nhiều sự tự do sáng tạo hơn.
Nếu bạn muốn xây dựng một trang web bằng HTML ngay từ đầu thay vì sử dụng CMS nhưng không có đủ chuyên môn để tự làm việc đó, thì bạn có thể thuê một agency về thiết kế web để xây dựng một trang web tùy chỉnh bằng HTML cho mình!
3. Lập kế hoạch bố cục và xây dựng thương hiệu
Bước thứ ba trong quy trình liên quan đến việc lập kế hoạch. Cụ thể là bạn cần phải lập kế hoạch cho việc tổ chức và sắp xếp các phần tử trên trang web.
Bạn sẽ muốn tự hỏi mình những câu hỏi như:
- Trên website của mình sẽ có những phần tử nào?
- Mỗi trang con nên có bao nhiêu phần tử?
- Những phần tử nên được sắp xếp như thế nào?
Bước này là cực kì quan trọng vì ngoài việc cải thiện quy trình làm việc, nó còn xác định bố cục điều hướng trang web. Khi người dùng truy cập vào trang web, họ sẽ có thể dễ dàng điều hướng. Nếu không thể, họ sẽ chán nản và bỏ đi. Vì vậy, đừng bao giờ bỏ qua bước này.
Khi bạn đã lên kế hoạch bố cục tổng thể cho trang web của mình, hãy tạo wireframe cho mỗi loại trang con khác nhau để xác định cách bố trí các phần tử trên trang.
Bạn cũng nên sử dụng khoảng thời gian này cho việc lập kế hoạch xây dựng thương hiệu - bạn muốn trang web của mình truyền tải thông điệp gì cho thương hiệu? Bạn sẽ muốn chọn cách phối màu, phông chữ và phong cách để đảm bảo trang web có giao diện nhất quán và phù hợp với thương hiệu của mình.
4. Đăng ký tên miền và tìm nhà cung cấp dịch vụ hosting
Bước cuối cùng trước khi bạn bắt đầu thực sự thiết kế các trang con là việc thiết lập tên miền và sử dụng hosting. Tên miền về cơ bản là địa chỉ trang web của bạn; hay còn gọi là URL; trong khi hosting đề cập đến việc thuê máy chủ vật lý nơi trang web của bạn được lưu trữ.
Bạn có thể sử dụng các trang web như GoDaddy.com để tìm các tên miền có sẵn. Bạn nên chọn một tên miền ngắn gọn, dễ nhớ và gắn liền với thương hiệu của bạn. Vì vậy, nếu thương hiệu của bạn có tên là Độc Lạ Việt Nam thì tên miền lý tưởng sẽ là doclavietnam.org.
Sau khi tìm và mua tên miền, bạn có thể thiết lập hosting cho trang web thông qua nơi bạn đã mua tên miền. GoDaddy, Bluehost, v.v. là những sự lựa chọn tuyệt vời.
5. Tạo các trang con và nội dung trên trang web
Khi bạn đã đi đến bước này, cuối cùng cũng đã đến lúc tạo ra trang web thực sự. Sử dụng những kế hoạch bạn đã vạch ra trước đó để tiến hành thiết lập các trang con của mình. Hãy đảm bảo sắp xếp chúng giống như trong bố cục ban đầu của bạn và bao gồm thanh điều hướng ở đầu trang web để cho phép người dùng dễ dàng di chuyển đến những khu vực khác nhau trên trang web.
Hãy dành khoảng thời gian này cho việc tạo ra tất cả nội dung cho trang web. Sản xuất bất kỳ video, hình ảnh và nội dung văn bản nào mà bạn muốn nó xuất hiện trên blog và trang dịch vụ của mình. Hãy chắc chắn rằng nó mang lại thông tin hữu ích cho người dùng và khách hàng của bạn.
6. Tối ưu SEO
Sau khi bạn đã thiết lập trang web, hãy bắt đầu tối ưu hóa nó cho công cụ tìm kiếm (SEO). SEO là một chiến lược tiếp thị liên quan đến việc làm cho trang web của bạn xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm có liên quan trên các công cụ tìm kiếm. Có một số chiến thuật tối ưu SEO cơ bản mà bạn có thể sử dụng, bao gồm:
- Tối ưu hóa tốc độ tải trang: Cố gắng đạt được tốc độ tốt nhất có thể. Thực hiện việc này bằng cách lưu vào bộ nhớ đệm các trang web, nén hình ảnh và rút gọn code web.
- Thiết kế đáp ứng: Điều quan trọng là phải có một trang web thân thiện với thiết bị di động để bạn có thể duy trì lưu lượng truy cập trên thiết bị di động và đạt được thứ hạng cao hơn trên Google. Để đạt được mục tiêu này, hãy sử dụng phương pháp thiết kế đáp ứng, phương pháp này sẽ làm cho các trang con tự động cơ cấu lại để phù hợp với bất kỳ màn hình thiết bị nào.
- HTTPS: Trang web cần được bảo mật để người dùng cảm thấy an toàn khi truy cập. Vì lý do đó, hãy đảm bảo sử dụng HTTPS cho trang web. Điều này sẽ giúp người dùng cảm thấy yên tâm hơn, đồng thời nó cũng giúp tăng thứ hạng cho trang web trên Google.
Khi bạn thực hiện từng chiến lược trên, trang web của bạn sẽ thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn khi bạn khởi chạy nó.
7. Xuất bản và thử nghiệm tối ưu liên tục
Khi quá trình thiết lập trang web của bạn đã hoàn tất, cuối cùng bạn cũng có thể chuyển sang bước cuối cùng của quá trình xây dựng trang web: Xuất bản nó! Tuy nhiên, khi trang web của bạn được đưa vào vận hành thực sự, điều đó không có nghĩa là bạn đã hoàn thành. Ngược lại, vài tuần đầu tiên sau khi ra mắt trang web là rất quan trọng.
Đảm bảo bạn thường xuyên theo dõi hành vi của người dùng trên trang web để biết được những trang nào đang thúc đẩy lưu lượng truy cập và những trang nào không. Sau đó, hãy áp dụng những gì bạn học được để thử nghiệm tối ưu liên tục cho trang web của bạn để nó hoạt động tốt hơn.
Ngay cả sau vài tuần đầu tiên, bạn cũng nên tìm cách để tiếp tục cải thiện chất lượng trang web, tăng thứ hạng tìm kiếm và thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn để bạn có thể tạo ra nhiều chuyển đổi hơn.
Chúc mừng! Bạn đã biết cách thiết kế một trang web. Còn giờ thì sao?
Bây giờ bạn đã biết cách tự thiết kế một trang web, và bạn cũng đã sẵn sàng để bắt đầu. Nhưng bạn vẫn có thể đang cảm thấy băn khoăn về việc xử lý một chi tiết nào đó hoặc có thể bạn chỉ muốn liên hệ với một chuyên gia nào đó cho đỡ nhức đầu. Nếu bạn rơi vào một trong hai trường hợp nêu trên thì không có cách nào tốt hơn việc hợp tác với Hala Media.
Với hơn 5 năm kinh nghiệm, chúng tôi là những chuyên gia trong việc xây dựng một trang web mang lại sự hiệu quả. Khi bạn hợp tác với chúng tôi trong việc thiết kế web, thì chúng tôi sẽ giúp bạn tối ưu hóa từng bước được liệt kê ở trên và tạo ra một trang web giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập.
Để bắt đầu hợp tác, chỉ cần gọi 0784 169 491 hoặc liên hệ trực tuyến với chúng tôi ngay hôm nay!