On Page SEO Là Gì? Cách tối ưu On Page SEO vào năm 2024
Nếu bạn đang sở hữu một website cho doanh nghiệp của mình, thì chắc là bạn đã biết và hiểu những điều cơ bản về SEO. Nhưng liệu bạn đã hiểu On Page SEO là gì và cách sử dụng nó để tăng khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm chưa?
Tại bài viết này, Hala Media sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ về SEO - và cụ thể là về On Page SEO.
Dưới đây là tổng quan nhanh về mọi thứ mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong bài viết này:
- On Page SEO là gì?
- Sự khác nhau giữa On Page SEO và Off Page SEO
- Tại sao nên triển khai On Page SEO?
- Những yếu tố On Page SEO quan trọng
- Cách tối ưu On Page SEO
- Cách đánh giá chất lượng On Page SEO
- Cách kiểm tra On Page SEO của đối thủ cạnh tranh
Nếu bạn muốn được tư vấn về dịch vụ SEO của Hala Media, thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số 0784 169 491 hoặc liên hệ trực tuyến với chúng tôi thông qua biểu mẫu!
On Page SEO là gì?
On Page SEO là phương pháp tối ưu SEO bằng việc sử dụng các yếu tố trên trang, chẳng hạn như tốc độ tải trang và mật độ từ khóa để cải thiện thứ hạng và khả năng hiển thị của website trên các công cụ tìm kiếm.
Sự khác nhau giữa On Page SEO và Off Page SEO
Mặc dù cùng đề cập tới việc tối ưu SEO, nhưng On Page SEO là khác hoàn toàn với Off Page SEO. Và rất có thể bạn đã bắt gặp chúng khi đang cố gắng cải thiện thứ hạng cho website của mình.
Vậy sự khác nhau giữa On Page SEO và Off Page SEO là gì?
- On Page SEO: Đề cập đến các hành động tối ưu được thực hiện trên website, chẳng hạn như tối ưu hóa nội dung và hợp lý hóa điều hướng.
- Off Page SEO: Đề cập đến các hành động tối ưu được thực hiện bên ngoài website, chẳng hạn như thu thập các liên kết trỏ về từ các website khác.
Một chiến dịch SEO thành công đòi hỏi một sự kết hợp vững chắc giữa On Page SEO và Off Page SEO. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách tối ưu Off Page SEO, hãy xem qua hướng dẫn tối ưu Off Page SEO của chúng tôi!
Tại sao nên triển khai On Page SEO?
On Page SEO sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, tăng lưu lượng truy cập tự nhiên vào website và qua đó tạo ra nhiều chuyển đổi hơn. Tuy On Page SEO cần có thời gian để thấy được kết quả, nhưng một khi chiến lược On Page SEO bắt đầu phát huy tác dụng, nó có thể khiến doanh số bán hàng của bạn tăng vọt.
Những yếu tố On Page SEO quan trọng
Với On Page SEO, có khá nhiều các yếu tố xếp hạng dành cho chúng. Bạn sẽ muốn dành thời gian để tối ưu tất cả các yếu tố xếp hạng này. Việc tối ưu các yếu tố On Page sẽ giúp cải thiện đáng kể thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm và khiến doanh nghiệp của bạn trở nên khó bị đánh bại hơn.
Các yếu tố On Page mà bạn nên tập trung ưu tiên bao gồm:
- URL
- Thẻ title
- Thẻ mô tả
- Thẻ heading
- Thẻ alt
- Từ khóa
- Nội dung
- Hình ảnh
- Tốc độ tải trang
- Liên kết nội bộ
Ví dụ về một số tác vụ On Page SEO:
- Tối ưu thẻ tite và thẻ mô tả
- Viết nội dung có chiều sâu và chất lượng
- Dọn dẹp code web
- Hợp lý hóa điều hướng
- Tăng tốc độ tải trang
Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về cách tối ưu cho từng yếu tố On Page SEO này!
Cách tối ưu On Page SEO
Bạn đã biết được những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến On Page SEO, còn giờ chúng ta sẽ bắt đầu đi vào tìm hiểu cách tối ưu hóa chúng. Hãy nhớ rằng, sẽ mất thời gian để On Page SEO phát huy tác dụng và thấy được kết quả từ nó.
SEO không phải là một việc chỉ làm một lần là xong. Tuy nhiên, việc tuân theo các phương pháp sau sẽ giúp bạn tạo ra một website theo sát các quy tắc trong bản cập nhật thuật toán mới nhất của Google.
1. Sử dụng URL thân thiện với người dùng
Google luôn khuyến khích việc sử dụng các URL thân thiện để khách truy cập có thể hiểu ngay nội dung khi nhìn vào URL. Đó là vì URL có thể xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm và cho người tìm kiếm biết được những trang nào có thể hữu ích đối với họ.
Điều đó nói lên rằng, việc đưa từ khóa mục tiêu vào URL là một phương pháp cơ bản của On Page SEO.
Ví dụ, nếu bạn có một trang về dịch vụ chuyển nhà ở Hà Nội thì URL phù hợp cho trang đó sẽ là www.tenmien.com/chuyen-nha-ha-noi/. Hoặc, nếu bạn có nhiều chi nhánh khác nhau thì bạn có thể sử dụng định dạng sau: www.tenmien.com/chuyen-nha/ha-noi/
Việc đưa từ khóa vào URL thay vì một chuỗi các ký tự lộn xộn sẽ giúp người dùng điều hướng website dễ dàng hơn và cũng như giúp họ hiểu rõ hơn về chủ đề của trang web.
Ví dụ, bạn sẽ muốn truy cập vào trang nào sau đây khi nhìn vào URL:
- https://www.tenmien.com/danh-muc/tu-khoa.html
- https://www.tenmien.com/12agadgvddtversebsbe.html
Việc sử dụng các URL có cấu trúc rõ ràng — như ví dụ minh họa ở trên — sẽ giúp cải thiện cấu trúc website và qua đó giúp website của bạn xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm.
2. Đưa từ khóa mục tiêu vào thẻ title
Để hiển thị trang web trên trang kết quả tìm kiếm (SERP), Google phải hiểu được trang web của bạn nói về điều gì. Việc sử dụng các từ khóa cụ thể trong thẻ title của mỗi trang (<title>, </title>) sẽ giúp trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về trang web của bạn.
Ví dụ, nếu bạn đang nhắm mục tiêu từ khóa "dịch vụ chuyển nhà hà nội", bạn có thể tạo một thẻ title như sau: “Dịch Vụ Chuyển Nhà Hàng Đầu Tại Hà Nội | Tên Công Ty."
Để có kết quả tốt nhất, hãy giới hạn thẻ title ở mức từ 50 cho đến 60 ký tự để ngăn chặn việc Google cắt bớt nó trong kết quả tìm kiếm.
Hãy chắc rằng bạn sử dụng thẻ tiêu đề duy nhất cho từng trang để thông báo cho công cụ tìm kiếm và người dùng biết về nội dung của từng trang.
3. Sử dụng thẻ mô tả để khuyến khích người dùng truy cập vào trang web
Thẻ mô tả không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của việc tối ưu On Page SEO. Tuy nhiên, đó là một tính năng giúp người dùng hiểu thêm chi tiết về trang web của bạn.
Google sẽ in đậm các cụm từ tìm kiếm mà người dùng sử dụng trong thẻ mô tả của bạn. Do đó, bạn nên tối ưu hóa cho thẻ mô tả của từng trang trên website. Bạn cũng nên đưa vào các từ khóa cốt lõi và có liên quan bên trong thẻ mô tả để có kết quả tốt nhất.
Ví dụ, một trang về dịch vụ chuyển nhà tại Hà Nội có thể sử dụng thẻ mô tả như sau: "Bạn đang tìm kiếm dịch vụ chuyển nhà hàng đầu tại Hà Nội? Hãy đến Kiến Vàng ngay hôm nay để được tư vấn báo giá chuyển nhà nhanh chóng!"
Để có kết quả tốt nhất, hãy giữ cho thẻ mô tả của bạn trong phạm vi 160 ký tự.
4. Cải thiện khả năng đọc nội dung bằng các thẻ heading
Các thẻ heading rất hữu ích đối với người dùng và cả công cụ tìm kiếm. Sử dụng thẻ tiêu đề xuyên suốt nội dung sẽ giúp chia nhỏ nội dung và làm cho nội dung đó dễ đọc hơn đối với người dùng.
Ví dụ, một bài đăng về dịch vụ chuyển nhà có thể sử dụng các heading sau:
- Dịch vụ chuyển nhà bao gồm những gì?
- Dịch vụ chuyển nhà có giá bao nhiêu?
- Làm thế nào để tìm ra dịch vụ chuyển nhà phù hợp?
Khi tạo các thẻ heading, hãy nhớ đưa từ khóa mục tiêu vào thẻ H1.
5. Sử dụng thẻ alt cho nội dung đa phương tiện
Các công cụ tìm kiếm không thể nhìn thấy nội dung đa phương tiện chẳng hạn như hình ảnh, vì vậy chúng thường phụ thuộc vào thẻ alt để hiểu được nội dung đa phương tiện này nói về điều gì.
Ví dụ, nếu bạn có ảnh quả táo, thì thẻ alt có thể là "táo đỏ thơm ngon". Ngoài ra, bạn có thể thêm tên mô tả vào tệp hình ảnh để Google có thể hiểu rõ hơn về nội dung đa phương tiện của bạn.
Do đó, hãy luôn thêm thẻ alt vào nội dung đa phương tiện của bạn. Thẻ alt cũng giúp ích cho những người khiếm thị tương tác với nội dung của bạn.
6. Sử dụng từ khóa một cách chiến lược
Mỗi trang trên website của bạn nên bao gồm nội dung thảo luận về chủ đề của trang.
Ngay cả những trang thường không được chú ý tới, chẳng hạn như trang "Liên Hệ", cũng có thể giúp doanh nghiệp của bạn tạo được sự hiện diện trực tuyến. Do đó, bạn nên sử dụng từ khóa xuyên suốt nội dung trang để giúp Google hiểu và xếp hạng nó một cách phù hợp.
Bạn nên nghiên cứu và tổng hợp từ khóa cho từng trang trên website của mình. Các công cụ nghiên cứu từ khóa như keywordtool.io có thể giúp bạn biết được những từ khóa nào mà mọi người thường sử dụng để tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Hãy tham khảo các số liệu như lượng tìm kiếm hàng tháng và mức độ cạnh tranh, để xác định từ khóa nào sẽ mang lại cho bạn nhiều giá trị nhất.
Trong hầu hết mọi trường hợp, các doanh nghiệp nhỏ nên tập trung vào các từ khóa dài, những từ khóa có từ ba từ trở lên.
Những từ khóa dài thường có lượng tìm kiếm hàng tháng thấp nhưng bù lại chúng cũng thường có mức độ cạnh tranh thấp. Thông thường, việc hiểu được ý định tìm kiếm đằng sau các từ khóa dài sẽ dễ hơn các từ khóa ngắn vì chúng cụ thể hơn.
Ví dụ, nếu ai đó tìm kiếm cụm từ "chuyển nhà", thật khó để xác định chính xác những gì mà họ muốn tìm. Có thể là họ đang nghiên cứu các cách tự chuyển nhà hoặc có thể họ muốn tìm hiểu về cách đóng gói khi chuyển nhà.
Mặt khác, nếu ai đó tìm kiếm cụm từ, "dịch vụ chuyển nhà hà nội", bạn sẽ biết chính xác những gì họ muốn tìm — và nơi họ muốn giao dịch.
Những chiến dịch SEO hiệu quả thường chứa cả từ khóa ngắn và từ khóa dài, và các từ khóa bạn chọn thường sẽ tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh và mục tiêu của bạn.
7. Đăng nội dung hữu ích
Nội dung là một phần quan trọng trong việc tối ưu On Page. Nội dung cung cấp cho người dùng lý do để truy cập vào website của bạn.
Cho dù lý do đó là để đọc một bài đăng trên blog hay xem trang sản phẩm. Tối ưu hóa nội dung có thể giúp các công cụ tìm kiếm hiểu và xếp hạng nội dung của bạn một cách chính xác.
On Page SEO cho nội dung thường được thực hiện xoay quanh các phương pháp sau:
- Viết nội dung hữu ích bao quát E-E-A-T (Experience - Kinh Nghiệm, Expertise - Chuyên Môn, Authoritativeness - Thẩm Quyền và Trustworthiness - Độ Tin Cậy).
- Sử dụng từ khóa trong heading và các đoạn văn bản
- Chia nội dung thành các đoạn có thể đọc lướt
- Thêm phần phong phú cho nội dung bằng các hình ảnh hữu ích
- Đảm bảo nội dung sử dụng đúng chính tả và ngữ pháp
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên thêm các trang nội dung mới vào website của mình để các công cụ tìm kiếm thấy rằng bạn đang làm việc chăm chỉ để phục vụ khách hàng của mình. Thường xuyên kiểm tra và cập nhật nội dung website để đảm bảo rằng nó chứa những thông tin mới nhất.
Việc tìm và loại bỏ nội dung trùng lặp cũng cải thiện On Page SEO. Nội dung trùng lặp đề cập đến các khối nội dung tương tự trên nhiều trang khác nhau trên website của bạn — và điều đó không nên xãy ra trên website vì hai lý do:
- Google không biết nên xếp hạng trang nào: Khi nhiều trang trên cùng website chứa cùng một mẫu thông tin, các công cụ tìm kiếm sẽ không biết trang nào nên được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- Nội dung trùng lặp khiến khách truy cập website bối rối: Nội dung trùng lặp khiến khách truy cập website bối rối: Khi khách truy cập gặp phải nội dung trùng lặp trên website của bạn, điều đó có thể khiến họ bối rối và họ có thể không biết phải thực hiện bước đi nào tiếp theo. Hơn thế nữa, nội dung trùng lặp cũng sẽ gây khó khăn cho hành trình mua sắm của khách hàng và qua đó ngăn cản họ thực hiện hành động.
Nội dung trùng lặp có hại cho On Page SEO, vì vậy hãy đảm bảo thường xuyên kiểm tra website của bạn để tìm cách loại bỏ nội dung trùng lặp.
8. Tối ưu hóa hình ảnh
Hình ảnh chất lượng rất cần thiết cho người dùng và nội dung SEO. Chúng giúp khách truy cập website hiểu rõ hơn về nội dung của bạn.
Với hình ảnh, bạn có thể chia nhỏ nội dung của mình. Chúng cũng giúp cung cấp bối cảnh cho các quy trình phức tạp hoặc các tính năng khó mô tả.
Dưới đây là một số phương pháp hay nhất về tối ưu hình ảnh SEO:
- Nén hình ảnh để tăng tốc độ tải trang.
- Thêm thẻ alt để tăng cường tính khả dụng cho hình ảnh.
- Thêm vào các tính năng hữu dụng chẳng hạn như phiên âm cho video
Phiên âm và thẻ alt là những công cụ tuyệt vời để đưa vào các từ khóa mục tiêu của bạn và việc kết hợp chúng có thể giúp làm cho website của bạn tuân thủ các quy định của W3C.
9. Để mắt tới tốc độ tải trang
Bạn có đủ kiên nhẫn để đợi một trang web tải lâu hơn ba phút hay không? Giống như bạn, hầu hết người dùng trực tuyến sẽ thoát ra khỏi một trang web tải không nhanh.
Các công cụ tìm kiếm hàng đầu như Google sử dụng tốc độ tải trang để làm yếu tố xếp hạng, vì vậy điều quan trọng là phải tối ưu hóa tốc độ tải trang để cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang.
Bạn có thể sử dụng công cụ PageSpeed Insights của Google để kiểm tra thời gian tải trang. PageSpeed Insights sẽ cung cấp cho bạn các đề xuất tùy chỉnh để tăng tốc cho trang web của bạn. Bạn cũng có thể làm theo một số phương pháp hay nhất về tốc độ tải trang, chẳng hạn như nén hình ảnh, dọn dẹp code web v.v.
10. Thêm liên kết nội bộ
Khi thực hiện tối ưu On Page, các liên kết nội bộ thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển website, điều quan trọng là phải xây dựng quy trình tối ưu liên kết nội bộ. Đó là vì liên kết nội bộ sẽ giúp trình thu thập thông tin khám phá ra các nội dung mới và hiểu được ngữ cảnh của trang web.
Việc không có liên kết nội bộ trên các trang trong website sẽ gây tác động tiêu cực đến khả năng người dùng truy cập vào nội dung trên trang web của bạn. Và nếu họ không thể truy cập được, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi của bạn.
Sử dụng liên kết nội bộ để cải thiện On Page SEO bằng cách:
- Thêm liên kết đến nội dung có liên quan trong bài đăng mới
- Thêm liên kết từ nội dung hiện có đến các trang mới có liên quan
Tùy vào mô hình kinh doanh, chiến lược xây dựng liên kết nội bộ có thể sẽ khác nhau, nhưng để có kết quả tốt nhất, bạn nên đảm bảo rằng mỗi trang mới có ít nhất từ hai đến ba liên kết đến nó. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm ra trang thích hợp, thì hãy bỏ qua, đừng cố làm nó cho bằng được. Thay vào đó, hãy xem xét việc tạo cột nội dung (pillar content).
Cách đánh giá chất lượng On Page SEO
Bạn chắc đã hiểu về On Page SEO, còn giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về cách đánh giá chất lượng On Page SEO. Bạn có thể sử dụng một công cụ để kiểm tra On Page SEO hoặc bạn có thể kiểm tra theo cách thủ công, tùy theo sở thích của bạn. Nếu bạn chọn kiểm tra thủ công, bạn có thể sử dụng các tiêu chí sau làm cơ sở cho việc tối ưu hóa On Page.
- Bạn có đang sử dụng từ khóa riêng biệt cho từng trang hay không? Những từ khóa này có mang lại lưu lượng truy cập cho website? Nếu không thì tại sao bạn vẫn đang sử dụng chúng?
- Bạn có liên kết các trang con lại với nhau chưa? Khách truy cập có đang di chuyển từ nơi này đến nơi khác chỉ bằng từ một cho đến hai cú nhấp chuột?
- Website của bạn có tải nhanh không? Những trang nào mất nhiều thời gian để tải? Nếu bạn gặp vấn đề, hãy tìm hiểu xem vấn đề nằm ở đâu. Một trang web tải chậm là điều mà cả công cụ tìm kiếm lẫn khách truy cập đều không thích!
- Trang web của bạn có chứa nội dung mới không? Hay đã hơn một năm rồi chưa cập nhật? Có điều gì mới đã thay đổi trong quãng thời gian vừa qua hay mọi thứ vẫn còn phù hợp?
Cách kiểm tra On Page SEO của đối thủ cạnh tranh
Bạn có thể sẽ không cần mất quá nhiều thời gian để tìm thấy đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của mình. Thật không may, họ cũng đang nỗ lực để khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực của bạn và chắc chắn rằng họ cũng đang sử dụng chiến lược On Page SEO giống như bạn.
Nếu bạn muốn biết những gì bạn có thể làm để cải thiện thêm, thì hãy ghé thăm website của họ và xem họ đang làm những gì. Mặc dù họ có thể có một số bí mật nhưng bạn có thể biết được rất nhiều thông tin chỉ bằng cách lướt xem một vài trang.
Chẳng những việc kiểm tra đối thủ cạnh tranh sẽ có thể cho bạn thấy các lĩnh vực cần cải thiện trên website, mà nó còn có thể giúp bạn củng cố các hoạt động kinh doanh nói chung. Hãy bắt đầu phát triển On Page SEO một cách toàn diện và bạn sẽ có thể sẽ thấy thứ hạng website của mình bắt đầu tăng lên trong vài tuần hoặc vài tháng sắp tới.
Bạn muốn nhận trợ giúp On Page SEO chuyên nghiệp từ các chuyên gia?
SEO cần có thời gian và nó là một quá trình diễn ra liên tục. Nếu bạn và đội ngũ của bạn cần trợ giúp trong việc cải thiện On Page SEO, thì bạn có thể liên hệ Hala Media.
Chúng tôi là digital marketing agency với hơn 5 năm kinh nghiệm. Đội ngũ các chuyên gia SEO của chúng tôi luôn sẵn sàng để tìm hiểu về doanh nghiệp, lĩnh vực và mục tiêu của bạn nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của bạn.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay hoặc gọi cho chúng tôi theo số 0784 169 491 để tìm hiểu thêm về dịch vụ SEO chuyên nghiệp của chúng tôi!