Cách Quản Lý Quảng Cáo Google Như Một Chuyên Gia
Google đang thống trị thị trường quảng cáo tại Việt Nam ngày nay. Theo thống kê, Google chiếm hơn 95 phần trăm thị phần tìm kiếm tại Việt Nam.
Đó là lý do tại sao các công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam sử dụng nền tảng quảng cáo Google để quảng cáo cho các chiến dịch trực tuyến.
Tuy nhiên, việc quản lý Quảng cáo Google là một thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu sử dụng nền tảng Pay Per Click (PPC) này. Nó đòi hỏi thời gian, sự cống hiến và kỹ năng, đó là lý do tại sao bài đăng này sẽ cung cấp góc nhìn tổng quát của người trong cuộc về sự thành công trong việc quản lý quảng cáo Google.
Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu về việc quản lý quảng cáo Google! Hoặc nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ quản lý quảng cáo Google, hãy liên hệ với chúng tôi trực tuyến để nhận báo giá hoặc gọi cho chúng tôi theo số 0784 169 491 để tìm hiểu thêm về dịch vụ PPC dành cho quảng cáo Google.
Liệu quản lý quảng cáo Google có đem lại lợi ích cho công ty của bạn?
Nếu bạn đang băn khoăn về việc liệu công ty của bạn hưởng được lợi ích gì hay không từ việc quản lý quảng cáo Google, thì dưới đây là một số cách để xác định xem liệu nó có phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Nền tảng quảng cáo Google phù hợp với công ty của bạn nếu:
- Bạn cần một nền tảng để kiếm tiền trực tuyến. Ví dụ, kiếm tiền từ trang web và ứng dụng di động v.v.
- Bạn cần quản lý doanh thu quảng cáo
- Bạn muốn nhận được báo cáo chi tiết hơn từ quảng cáo
Một đơn vị quản lý quảng cáo Google hàng đầu như Hala Media có thể giúp bạn tận dụng tối đa chi tiêu quảng cáo của mình. Công ty quản lý Quảng cáo Google sẽ lập kế hoạch chiến lược PPC, chạy các chiến dịch quảng cáo và theo dõi kết quả giúp bạn.
1. Lập cấu trúc tài khoản quảng cáo Google
Trước khi công ty của bạn khởi chạy chiến dịch quảng cáo Google, bạn cần xem lại cấu trúc tài khoản. Nếu bạn đã quen thuộc với cấu trúc tài khoản trong nền tảng quảng cáo này thì bạn sẽ biết nó mô tả cách tổ chức các chiến dịch, nhóm quảng cáo và từ khóa.
Trong nền tảng quảng cáo Google, bạn sẽ sử dụng hệ thống phân cấp tài khoản như sau:
- Tài khoản
- Chiến dịch
- Nhóm quảng cáo
- Từ khóa
Khi bạn bắt đầu tạo chiến dịch, team của bạn cần xây dựng tập hợp các nhóm quảng cáo phù hợp với chủ đề hoặc trọng tâm của chiến dịch. Ví dụ, nếu bạn đang khởi chạy chiến dịch cho giày thể thao, team của bạn có thể thêm vào giày thể thao màu đỏ, giày thể thao màu nâu và giày thể thao màu xanh lá cây.
Các nhóm quảng cáo này sẽ có các từ khóa khác nhau.
Ví dụ, nhóm quảng cáo cho giày thể thao màu đỏ có thể bao gồm các từ khóa như "giày thể thao màu đỏ", "giày thể thao có dây buộc màu đỏ" và "giày thể thao màu đỏ phổ biến". Tất cả những từ khóa này mô tả sản phẩm và các tìm kiếm có giá trị cao để nhắm mục tiêu.
Nếu bạn tạo các nhóm quảng cáo và từ khóa không phù hợp, điều đó có thể làm giảm hiệu suất (và tăng chi phí) của chiến dịch quảng cáo của bạn. Đó là bởi vì quảng cáo của bạn sẽ nhận được điểm chất lượng, điểm này là dùng để đánh giá mức độ liên quan, chất lượng quảng cáo, từ khóa và trang đích (landing page) của bạn.
Bạn sẽ nhận điểm số cao nhất có thể cho quảng cáo của bạn nếu lập cấu trúc tài khoản như hướng dẫn.
Tạo các nhóm quảng cáo cùng với các từ khóa cụ thể và có liên quan. Sau đó, chuyển sang xây dựng trang đích có liên quan và hấp dẫn.
2. Nghiên cứu chiến lược PPC của đối thủ cạnh tranh
Bước tiếp theo trong quy trình quản lý quảng cáo Google sẽ đưa công ty của bạn ra bên ngoài phạm vị của nền tảng.
Mặc dù doanh nghiệp của bạn có thể tạo và khởi chạy một chiến dịch quảng cáo mà không cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nhưng các chuyên gia về PPC không khuyến khích điều này. Bỏ qua việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh không giúp ích cho sự thành công của chiến dịch. Thay vào đó, nó ảnh hưởng đến hiệu suất, và dẫn đến đánh mất khách hàng tiềm năng, doanh thu và chi tiêu quảng cáo.
Bạn có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh bằng một số cách sau:
- Nhập cụm từ tìm kiếm của bạn trên Google và xem những quảng cáo nào đang xuất hiện
- Đầu tư vào một công cụ trả phí, chẳng hạn như SEMRush để có cái nhìn toàn diện về chiến lược của đối thủ cạnh tranh
Nếu bạn đang hợp tác với một công ty quản lý PPC, thì họ nên giúp bạn tiến hành việc phân tích đối thủ cạnh tranh. Để có kết quả tốt nhất, chỉ nên hợp tác với một agency chuyên nghiệp, chẳng hạn như Hala Media. Họ sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tận dụng tối đa ngân sách quảng cáo của mình.
3. Kết hợp nhắm mục tiêu với đối tượng và mục tiêu kinh doanh
Khi bạn đã phác thảo xong cấu trúc tài khoản của mình, điều cần thiết là phải suy nghĩ về đối tượng và mục tiêu của bạn.
Ví dụ, khi bạn tập trung vào cả những người dùng đang tìm thông tin giày thể thao và những người đã sẵn sàng mua giày thể thao màu đỏ, thì từ khóa “giày thể thao màu đỏ” sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, sẽ có những người đã sẵn sàng mua thứ gì đó cụ thể hơn, chẳng hạn như “Nike air max màu đỏ”.
Bước này là một phần quan trọng trong việc quản lý quảng cáo Google.
Sự sai lệch giữa mục tiêu kinh doanh (chẳng hạn như tăng doanh số bán hàng) và nhắm mục tiêu (chẳng hạn như người dùng đang tìm thông tin về giày) có thể khiến chiến dịch của bạn thất bại. Dành thời gian để xem xét mục tiêu và đối tượng của bạn, sau đó sử dụng thông tin có được để định hình việc nhắm mục tiêu.
Ví dụ, nếu bạn đang tìm cách tăng doanh số bán hàng từ chiến dịch quảng cáo của mình, thì hãy nhắm mục tiêu các từ khóa có mục đích giao dịch hoặc khả năng mua cao, chẳng hạn như “Nike air max màu đỏ”, “bệnh viện thú y cho chó gần nhất” hoặc “yến sào giá rẻ”
Hãy nhắm mục tiêu nhiều các từ khóa ở top đầu của phễu mua hàng để tiếp cận những người dùng đang trong giai đoạn đầu của hành trình mua sắm.
4. Căn chỉnh quảng cáo và trang đích
Trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, trang đích đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi. Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, họ sẽ được đưa đến trang đích, đây là nơi họ có thể khám phá các sản phẩm hoặc dịch vụ, tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn và thực hiện việc mua hàng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường mắc lỗi này trong quy trình quản lý quảng cáo Google của họ.
Họ không tạo các trang đích được thiết kế riêng cho nhóm quảng cáo của mình. Thật dễ dàng để hiểu được lý do tại sao.
Sẽ mất khá nhiều thời gian và tài nguyên để phát triển, thiết kế và khởi chạy các trang đích tùy chỉnh. Chưa kể, nó có thể đòi hỏi chuyên môn từ các đơn vị chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, một trang đích không ăn khớp với nhóm quảng cáo có thể làm hỏng chiến dịch quảng cáo của bạn theo nhiều cách. Nó có thể làm giảm số lần hiển thị, tăng chi phí và giảm chuyển đổi vì nó không phân phối quảng cáo dựa trên bài viết của bạn.
Người dùng truy cập vào trang web từ quảng cáo, để rồi họ cảm thấy có gì đó sai sai và sẽ rời đi ngay lập tức.
Mặc dù bạn có thể cập nhật nội dung quảng cáo của mình nhưng nó thường khiến chiến dịch quảng cáo của bạn xa rời mục tiêu kinh doanh của công ty.
Đó là lý do tại sao bạn nên cân nhắc thiết kế một trang đích tùy chỉnh. Đừng để thời gian và tiền bạc mà bạn đã đầu tư vào chiến dịch quảng cáo của mình bị lãng phí chỉ vì một trang đích. Hãy làm việc với đội ngũ nội bộ của bạn để cập nhật hoặc sửa đổi các trang đích hiện có cho chiến dịch quảng cáo của bạn.
Hoặc, nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức hãy hợp tác với một agency chuyên nghiệp như Hala Media để thiết kế các trang đích cho chiến dịch của bạn.
5. Tinh chỉnh đối tượng và nhắm mục tiêu theo từ khóa
Khi bạn đã xây dựng xong cấu trúc quảng cáo, hoàn thành việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và thiết kế trang đích tùy chỉnh, thì bạn đã có thể bắt đầu quản lý quảng cáo Google. Bạn nên dành thời gian mỗi tuần để theo dõi chiến dịch của bạn.
Là một phần của quy trình quản lý quảng cáo Google, bạn sẽ phải tinh chỉnh đối tượng mục tiêu và từ khóa của mình. Sau khi khởi chạy chiến dịch của bạn, team của bạn đã có thể bắt đầu thu thập dữ liệu về hiệu suất từ khóa.
Ví dụ, bạn có thể tìm hiểu những từ khóa nào đang mang lại lượng nhấp chuột nhiều nhất và những từ khóa nào có chi phí cao nhất v.v.
Bạn cũng có thể tìm hiểu xem nhân khẩu học, hành vi và sở thích nào sẽ tạo ra nhiều nhấp chuột và chuyển đổi nhất.
Thậm chí còn tốt hơn, vì bạn có thể biết ngày nào trong tuần và khung thời gian nào sẽ mang lại kết quả tốt nhất.
Với dữ liệu, team của bạn có thể thu hẹp việc nhắm mục tiêu, cũng như tập trung vào các đối tượng, từ khóa và thời gian có lợi nhất. Bạn sẽ muốn thực hiện bước một cách chủ động vì bước này sẽ tối đa hóa kết quả của chiến dịch, đồng thời giúp doanh nghiệp của bạn tận dụng tối đa chi tiêu quảng cáo.
6. Tối ưu hóa giá thầu bằng tính năng quản lý chiến lược
Mặc dù bạn có thể hoàn toàn dựa vào nền tảng quảng cáo của Google để quản lý giá thầu quảng cáo của mình, nhưng việc áp dụng phương pháp quản lý giá thầu thực tế sẽ cung cấp cho team của bạn những kiến thức quảng cáo có giá trị và là cơ hội tốt nhất để tối ưu chi tiêu quảng cáo.
Đây là một phần tiêu tốn của bạn rất nhiều thời gian, nhưng nó lại là một tác vụ mà các chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số khuyến khích sử dụng và đề xuất. Đó là lý do tại sao dịch vụ quản lý quảng cáo Google của HalaMedia có bao gồm việc quản lý chiến lược giá thầu. Tùy thuộc vào chiến lược và chiến dịch quảng cáo, team của bạn có thể sẽ cần phải đầu tư một lượng lớn thời gian đáng kể vào việc quản lý chiến lược giá thầu.
Ví dụ, đặt các giá thầu khác nhau cho các từ khóa riêng lẻ sẽ cần nhiều thời gian hơn so với việc tạo một giá thầu duy nhất cho toàn bộ các nhóm quảng cáo. Tuy nhiên, quản lý chiến lược giá thầu rất đáng giá vì nó cho phép team của bạn chủ động hơn trong việc giám sát ngân sách quảng cáo của mình.
Chưa kể, giá thầu của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi thứ hạng của các quảng cáo, thứ sẽ xác định vị trí và cơ hội xuất hiện của trên kết quả tìm kiếm.
7. Sử dụng thử nghiệm A/B để tối đa hóa hiệu suất chiến dịch
Thử nghiệm A/B cũng là một phần quan trọng của việc quản lý quảng cáo Google. Giống như mọi thành phần khác của việc quản lý, nó đòi hỏi ở bạn thời gian và sự cống hiến. Tuy nhiên, nó có thể mang lại lợi ích to lớn cho bạn, team và công ty của bạn.
Nếu bạn quyết định thực hiện thử nghiệm A/B cho các chiến dịch của mình, Google sẽ giúp bạn dễ dàng thử nghiệm nhiều tính năng khác nhau, bao gồm:
- Nội dung
- Trang đích
- Nhắm mục tiêu
- Giá thầu
- Và hơn thế nữa
Với nền tảng quảng cáo Google, bạn có thể tạo và khởi chạy các thử nghiệm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trước đó, bạn cần phải đầu tư thời gian để xem xét dữ liệu và biên soạn các mẫu kiểm tra. Trong một số trường hợp, bạn thậm chí có thể cần phải phối hợp với các thành viên khác trong team, chẳng hạn như phối hợp với một chuyên viên lập trình để thiết kế và tối ưu trang đích hoặc phối hợp với copywriter để viết lại nội dung quảng cáo.
Để có kết quả tốt nhất cho chiến dịch quảng cáo, công ty của bạn phải luôn thực hiện thử nghiệm A/B.
Cách tiếp cận này cho phép team của bạn thu thập dữ liệu và thông tin chi tiết về chiến dịch của bạn, cũng như cải thiện hiệu suất và lợi tức đầu tư (ROI) của chiến dịch.
Xúc tiến việc quản lý quảng cáo Google cho doanh nghiệp của bạn với Hala Media
Việc quản lý quảng cáo là một điều không hề dễ dàng. Đó là một thách thức to lớn vì nó đòi hỏi sự theo dõi liên tục từ team của bạn. Tuy nhiên, sự quản lý nhất quán đó có thể mang lại những giá trị to lớn (chẳng hạn như doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng và doanh thu) cho doanh nghiệp của bạn.
Nếu công ty của bạn đã nhận ra những giá trị to lớn từ việc quản lý quảng cáo Google, nhưng cũng nhận thấy rằng nó sẽ gây ra sự căng thẳng cho team của bạn, thì dịch vụ quản lý quảng cáo Google chuyên nghiệp từ Hala Media có thể giúp ích.
Chúng tôi sẽ đảm bảo toàn bộ quy trình quản lý, từ việc thiết lập cho đến tối ưu hóa để mang lại kết quả tốt nhất có thể.
Hãy khám phá cách mà dịch vụ quản lý quảng cáo Google của chúng tôi có thể giúp mang lại sự thành công cho các chiến dịch quảng cáo của công ty bạn bằng cách xem qua dịch vụ quản lý quảng cáo Google hoặc liên hệ với chúng tôi để nhận được báo giá chi tiết!